5 Cách Nuôi Dưỡng Tư Duy Phản Biện Cho Con
Khi bạn nghe thấy cụm từ “kỹ năng tư duy phản biện”, bạn có thể nghĩ rằng trẻ em còn quá nhỏ để làm được điều đó. Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực phát triển tư duy trẻ em cho biết: xu hướng suy nghĩ theo các thuật ngữ cụ thể và tư duy trừu tượng sẽ không phát huy tác dụng cho đến ít nhất là tuổi vị thành niên. Tư duy phản biện cần được dạy một cách rõ ràng ngay từ khi còn nhỏ.
Tư duy phản biện: Nó “trông” như thế nào?
Rất thường bị nhầm lẫn, nhưng tư duy trừu tượng không giống với tư duy phản biện. Trừu tượng là khi một ý tưởng không xuất hiện dưới bất kỳ hình thức vật lý cụ thể nào. Trong khi tư duy phản biện liên quan nhiều hơn đến quá trình phân tích khi ai đó đánh giá hoặc phán xét điều gì. Tư duy trừu tượng thiên về ý tưởng liên quan. Còn tư duy phản biện là về quá trình giải quyết một vấn đề. Rõ ràng, chúng ta cần thiết dạy con mình ngay từ khi còn nhỏ để tìm cách giải quyết vấn đề. Đây là một yếu tố quan trọng để bé học cách tự lập.
Cụ thể, khi trẻ suy nghĩ chín chắn, chúng thường làm một trong những nhiệm vụ sau:
- Phân tích thông tin thông qua sự phân loại, đối sánh hoặc sắp xếp
- Xác định và thu thập các sự kiện quan trọng để giải quyết một vấn đề
- Kiểm tra ý tưởng của các con bằng cách thử cái gì đó để xem nó có hoạt động không
- Sử dụng kiến thức trước đây để giải quyết một vấn đề
- Xem xét các giải pháp khác nhau cho một vấn đề
Trẻ em đang rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện của mình khi làm việc thông qua các trò chơi giáo dục hoặc giải câu đố. Bất kỳ chương trình học tập hữu ích đều sẽ cung cấp cho con bạn các nhiệm vụ và vấn đề cần giải quyết, cho phép con phân tích thông tin. Thêm nữa, làm việc thông qua các bài toán và tham gia vào các thí nghiệm khoa học vui nhộn đơn giản cũng sẽ tăng khả năng tư duy phản biện của con bạn. Nhưng câu hỏi được đặt ra là các con cần học kỹ năng từ đâu? Hoặc thực tế hơn – từ ai? Chẳng hạn như cha mẹ hoặc giáo viên. Vậy chúng ta có thể làm gì để con mình phát triển kỹ năng tư duy phản biện một cách rõ ràng?
1. Dạy các con cách đặt câu hỏi
Trẻ em là những cá thể có sự tò mò bẩm sinh! Và bằng cách khuyến khích cảm giác tò mò bẩm sinh đó, chúng sẽ học cách luôn đặt câu hỏi hợp lý trong khi giải quyết bất kỳ vấn đề nào. Hơn nữa, những câu hỏi mà con đặt ra sẽ giúp con đánh giá suy nghĩ của chính mình khi lớn hơn, cho phép con phát triển siêu nhận thức để trở thành những người học thành công cho đến khi trưởng thành.
2. Giữ cho con bạn luôn cởi mở
Hãy tránh dạy con bạn làm điều gì đó theo một cách nhất định và một cách duy nhất. Ngoài ra, việc dạy trẻ sớm biết về thành kiến cũng rất đáng quan tâm. Khi những đứa trẻ hiểu được cảm xúc, nhu cầu và mong muốn ảnh hưởng như thế nào đến phán đoán của chính các con, con sẽ học được nhiều hơn cả thấu hiểu, nhận biết được sự thiên vị trong cuộc sống và tìm được cách để tránh nó.
3. Không có gì gọi là quá sớm
Trẻ nhỏ có thể chưa thể phát huy được kỹ năng suy luận logic, nhưng không có lý do gì mà các con – ngay cả trẻ mẫu giáo – không thể học cách đưa ra lý do cho câu trả lời của mình. Hãy thử khuyến khích con bạn giải thích lý do tại sao chúng đưa ra kết luận hoặc điều gì khiến chúng nghĩ rằng câu trả lời của mình là đúng. Bằng cách đánh giá kết luận của chính mình và kết luận của người khác, bạn sẽ dạy con mình suy nghĩ chín chắn về các giải pháp cho các vấn đề.
4. Đặt con trước những sự lựa chọn, thay thế
Trong cuộc sống, có rất nhiều vấn đề không chỉ có một câu trả lời hay một cách giải quyết duy nhất. Người lớn hay trẻ em đều có thể được đặt trước nhiều lựa chọn để giải quyết cùng một vấn đề. Trẻ cần được dạy cách đặt vấn đề và dự đoán cách nó vận hành hay kết quả sau cùng. Những đứa trẻ biết cách cân nhắc lựa chọn thay thế thường cởi mở hơn và thích ứng tốt hơn với các tình huống và vấn đề khó khăn.
5. Cân nhắc những thứ khác ngoài vấn đề học tập
Con bạn sẽ học cách suy nghĩ chín chắn để giải quyết các vấn đề theo những phương thức khoa học đã được học ở trường, nhưng bé cũng nên biết suy nghĩ chín chắn về những tình huống hàng ngày không liên quan đến trường học. Hãy hướng dẫn con sử dụng tư duy phản biện để trở thành một người phát triển toàn diện, có ích cho bản thân, đội nhóm và trở thành một công dân thật tốt. Khi các bé lớn lên và đối mặt với các vấn đề xã hội, hãy khuyến khích con suy nghĩ về các mối quan tâm về đạo đức và phù hợp với lứa tuổi.
Như bạn có thể thấy, tư duy phản biện là một quá trình mà chúng ta nên cho con trẻ ngay từ rất sớm. Với những lời khuyên trên, chúng tôi hy vọng các con – thế hệ mới sẽ trở thành những cá nhân có kỹ năng giải quyết vấn đề mạnh mẽ, sử dụng tư duy phản biện để phân tích và đánh giá thế giới của chúng!
Nói về tư duy phản biện, cờ vua chính là một trong những công cụ hữu ích và phù hợp nhất cho trẻ từ 5-14 tuổi để các con phát triển tối đa tư duy của mình. Không phải tự nhiên mà hầu hết những người chơi cờ vua giỏi, đồng thời cũng là những nhà khoa học, tư duy thiên tài!
Xem thêm: Biết được 5 lý do này, bé sẽ chơi Cờ vua giỏi hơn!
Để tìm hiểu thêm các thông tin liên quan đến khoá học Cờ vua và phương thức giảng dạy của trung tâm, Quý phụ huynh hãy liên hệ:
Website: http://covuasaigon.edu.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/CovuaSaiGon/
Kênh Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCirIOeSdycEqzJR30JoOvyA
Hotline: 0845700135