Hệ số xếp hạng trong cờ vua
- Chuyên mục Chưa phân loại
- Date 11/06/2024
- Bình luận 0 bình luận
- Tags
Hệ số xếp hạng trong cờ vua là gì?
Khi xem các con thi đấu trong một giải đấu cờ vua. Mọi người sẽ có cùng 1 thắc mắc?
Nếu các vận động viên có cùng điểm số với nhau? Thì thứ hạng sẽ được xác định như thế nào?
Hệ số phụ này được quy định trong điều lệ của giải đấu. Mỗi giải đấu khác nhau, thì hệ số phụ cũng có thể giác nhau. Vì thế, trước khi thi đấu quý phụ quynh và các bạn nhỏ cần phải đọc kĩ điều lệ của giải đấu.
Hệ Thụy Sĩ là thể thức đấu giải được sử dụng cho các giải đấu có số lượng kỳ thủ lớn, không thể thi đấu vòng tròn được. Lúc đó người ta áp dụng thể thức này để các kỳ thủ có cùng/gần điểm số gặp nhau, đảm bảo đánh giá chính xác nhất trình độ của các kỳ thủ dự giải. Thể thức này ngày nay được sử dụng nhiều trong cờ vua.
Nó có cái tên Thụy Sĩ mà không phải là Thụy Điển hay Anh, Mỹ… là vì thể thức này xuất hiện lần đầu tiên trong một giải cờ vua ở Zürich vào năm 1895. Thành phố này thuộc Thụy Sĩ nên thể thức mang cái tên như ngày nay chúng ta biết.
Vậy nếu các kì thủ đồng điểm tất cả các hệ số thì sẽ như thế nào?
Giải đấu hệ Thụy Sĩ do đông người thi đấu nên việc nhiều vận động viên bằng điểm nhau là điều chắc chắn xảy ra. Lúc đó chúng ta cần dùng đến hệ số phụ để phân định thứ hạng giữa những người cùng điểm. Những hệ số phụ phổ biến hiện nay được trình bày dưới đây, chúng ta hãy cùng xem quy trình tính điểm các hệ số phụ sẽ như thế nào nhé.
Quy trình tính hệ số phụ
Thông thường có bao nhiêu hệ số phụ?
Có 15 loại hệ số phụ:
- Hệ số lũy tiến
- Hệ số lũy tiến -1
- Đối kháng mở
- Số ván cầm quân đen
- Số ván thắng
- Sonneborn – Berger
- Buchholz
- Buchholz -1
- Azzanz
- Số ván đấu
- Rating trung bình
- Tổng rating
- Hiệu suất đệ quy
- Đệ quy trung bình của đối thủ
Thông thường có 5 loại hệ số thường gặp:
Hệ số đối kháng
Ví dụ hệ số đối kháng:
- Ví dụ A thắng B, B thắng C, C lại thắng A. Thì cả 3 VĐV đều bằng 1 do đó bằng nhau và phải chuyển sang hệ số phụ tiếp theo.
- Ví dụ A thắng B và thắng cả C, B hòa với C. Cho nên A sẽ xếp trên B và C vì A có 2 hệ số. Còn B và C cùng bằng 0.5 hệ số, nên B và C lại phải tính hệ số phụ tiếp theo.
Hệ số Buchholz
Hệ số Buchholz được tính là tổng điểm của tất cả các đối thủ mà một kỳ thủ đã gặp tại giải
Ví dụ:
A gặp 7 đối thủ và 7 đối thủ này kết thúc giải đấu có số điểm lần lượt như sau: 3, 3, 3, 4, 4, 4, 7.
Hệ số của A là tổng của ( 3 + 3 + 3 + 4 + 4 + 4 + 7) = 28
A hệ số = 28
B gặp 7 đối thủ và 7 đối thủ này kết thúc giải đấu có số điểm lần lượt như sau:
1, 3, 3, 3, 4, 7, 6
Hệ số của B là tổng của ( 1 + 3 + 3 + 4 + 7 + 6) = 27
Như vậy A = 28, B = 27 cho nên A xếp hạng cao hơn B
Hệ số Buchholz -1
Hệ số Buchholz -1 được tính: giống như hệ số Buchholz nhưng trừ đi 1 đối thủ điểm thấp nhất
Ví dụ:
A gặp 7 đối thủ và 7 đối thủ này kết thúc giải đấu có số điểm lần lượt như sau: 3, 3, 3, 4, 4, 4, 7. Hệ số của A là tổng: ( 3, 3, 3, 4, 4, 4, 7) – 3 = 25
B gặp 7 đối thủ và 7 đối thủ này kết thúc giải đấu có số điểm lần lượt như sau: 1, 3, 3, 4, 7, 6. Hệ số của B là tổng: (1, 3, 3, 3, 4, 6, 7) – 1 = 26
Suy ra, A = 25, B = 26 như vậy B xếp hạng cao hơn A
Số ván thắng nhiều hơn
Số ván thắng được tính: bằng tổng các ván thắng trong giải đấu
Ví dụ A và B cùng bằng 6 điểm
A đánh 7 ván thắng 6 và thua 1
B đánh 7 ván thắng 5 và hòa 2
Như vậy A sẽ trên B vì số ván thắng của A là 6 còn của B chỉ là 5
Hệ số Sonneborn - Berger
Công thức tính: tổng điểm của các đối thủ mình thắng cộng nửa tổng điểm của đối thủ mình hòa (và không cộng điểm của đối thủ mình thua)
Ví dụ:
- Ván 1 thắng đối thủ và đối thủ đó kết thúc giải được 2 điểm (2)
- Ván 2 thua đối thủ và đối thủ đó kết thúc giải được 3 điểm (0)
- Ván 3 hòa đối thủ và đối thủ đó kết thúc giải được 4 điểm (4/2)
- Ván 4 thắng đối thủ và đối thủ đó kết thúc giải được 3 điểm (3)
- Ván 5 thua đối thủ và đối thủ đó kết thúc giải được 4 điểm (0)
Hệ số của A là: 2 + 0 + (4/2) + 3 + 0 = 7 hệ số
Hệ số lũy tiến
Hệ số lũy tiến được tính như sau: Thắng sẽ được trọn điểm hệ số của ván , hòa được ½ số điểm hệ số của ván , thua không được điểm hệ số .
Ví dụ giải đấu 5 ván :
Ván thứ 1 : 5 điểm hệ số
Ván thứ 2 : 4 điểm hệ số
……………………….
Ván thứ 5 : 1 điểm hệ số
Ví dụ cụ thể:
A đánh 5 ván, ván 1 thắng, ván 2 hòa, ván 3 thắng, ván 4 thua, ván 5 thắng
A : 5 + (4/2) + 3 + 0 + 1 = 11 điểm
B đánh 5 ván, ván 1 thua, ván 2,3 thắng, ván 4 hòa, ván 5 thắng
B: (0 + 4 + 3 + 1 + 1 ) = 9 điểm
Như vậy A sẽ xếp trên B
Tóm tắt hệ số phụ:
- Tính hệ số 1 trước nếu bằng thì tính đến hệ số 2 và tương tự đến hết hệ số 5
- Hệ số đối kháng được tính: tổng điểm giữa các đối thủ trong cùng nhóm đồng điểm
- Hệ số Buchholz: tổng điểm của tất cả các đối thủ mà một kỳ thủ đã gặp tại giải
- Hệ số Buchholz -1: giống như hệ số Buchholz nhưng trừ đi 1 đối thủ điểm thấp nhất
- Số ván thắng nhiều hơn: bằng tổng các ván thắng trong giải đấu
- Hệ số Sonneborn – Berger: bằng tổng điểm của các đối thủ mình thắng + nửa tổng điểm của đối thủ mình hòa
Hệ số lũy tiến được tính như sau: Thắng sẽ được trọn điểm hệ số của ván , hòa được ½ số điểm hệ số của ván , thua không được điểm hệ số .
Ví dụ giải đấu 5 ván :
Ván thứ 1 : 5 điểm hệ số
Ván thứ 2 : 4 điểm hệ số
……………………….
Ván thứ 5 : 1 điểm hệ số
HỆ THỐNG TRUNG TÂM CỜ VUA SÀI GÒN:
🐉Website: Cờ Vua Sài Gòn
📞Hotline: 0845.700.135
🐉Trụ sở chính: 93 Đường số 7 – Cityland Center Hills – Gò Vấp – TPHCM
🐉15 Cơ sở trực thuộc: TP Thủ Đức (Thủ Đức | Quận 9 | Quận 2) | Bình Thạnh | Phú Nhuận | Gò Vấp | Tân Bình | Tân Phú | Bình Tân
Bạn cũng có thể thích
bình chọn tranh
Elementor #26939
Elementor #25623
Bảng học phí Vinhomes Central Park Chương trình Baby Chương trình Kid Level 1 Level 2 Level 3 Level 4 Tab Tiêu đề Chương trình Baby Giới thiệu: Khóa học ở cấp độ này mang đến cho học viên những …