Top 10 Kỳ Thủ Cờ Vua Xuất Sắc Nhất
10. Vishwanathan Anand (1969)
Là nhà vô địch cờ vua thế giới suốt những năm 2007 – 2013, Vishwanathan Anand vẫn luôn được xếp vào hàng những kỳ thủ cờ vua hàng đầu thế giới và được coi là một trong những vua cờ trong lịch sử.
Anand là kỳ thủ thứ tư trong lịch sử đã vượt qua ngưỡng ELO 2800 trên bảng xếp hạng FIDE. Ông đạt chuẩn kiện tướng Quốc tế khi mới 15 tuổi, trở thành nhà vô địch tại Ấn Độ vào năm 16 và đạt chuẩn đại kiện tướng quốc tế khi tuổi chưa chạm đầu 2.
Duy trì được phong độ trong suốt một thời gian dài một cách đáng kinh ngạc, cựu vua cờ chinh phục và dẫn đầu trong hầu hết những danh hiệu và các tay cờ chuyên nghiệp vẫn luôn khao khát.
Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, Magnus Carlsen đã đánh bại ông và trở thành nhà đương kim vô địch thế giới. Và Vishwanathan Anand vẫn luôn là một cây đại thụ với phong cách và tư duy chơi cờ đáng nể!
9. Paul Morphy (1837-1884)
Với đầy đủ những phẩm chất và sự thể hiện như một thiên tài đúng nghĩa, Paul Morphy được nhiều người hâm mộ đánh giá là một trong những kỳ thủ cờ vua vĩ đại nhất lịch sử. Vậy mà đáng tiếc thay, ông lại không hoàn toàn tập trung vào cờ vua như một sự nghiệp của mình.
Cậu bé Morphy năm đó khi mới 9 tuổi đã là kỷ thủ giỏi nhất xứ New Orleans. Ba năm sau, ông tiếp tục chiến thắng 3 trận khi đối đầu với Kiện tướng Johann Lowenthal người Hungary. Đến năm 1857, Paul Morphy xuất hiện tại Hội đồng cờ vua Mỹ lần đầu và giữ luôn danh hiệu Vua cờ Mỹ. Chỉ sau đó một năm, ông tiếp tục là cái tên càng quét tại Anh, chiến thắng tất cả những kỳ thủ tên tuổi khác, ngoại trừ Staunton.
Sau đó ông sang Pháp và hạ Adolf Anderssen – danh thủ này là chiến thắng và tạo nên “ván cờ bất tử” trong lịch sử cờ vua.
Vừa bước qua độ tuổi đôi mươi, Morphy nhận được rất nhiều sự quan tâm và được xem là một kỳ thủ cờ vua mạnh nhất với khả năng mang về chiến thắng đầy ngoạn mục. Dù vậy, ông lại giải nghệ khá sớm, lui về sau ánh hào quang và rất hiếm khi nhận lời mời tham gia thi đấu.
8. Mikhail Botvinnik (1911-1995)
Là người thầy nâng đỡ cho rất nhiều những huyền thoại trong làng cờ, như: Garry Kasparov, Anatoly Karpov, Vladimir Kramnik, ông không chỉ là kỳ thủ cờ vua vĩ đại mà còn góp công lớn trong sự phát triển chung của bộ môn cờ vua.
Botvinnik lần đầu vô địch cờ vua tại Liên Xô vào năm 1930. Đến đầu những năm 40, ông tiếp tục hành trình của mình, đánh bại một loạt những cao thủ khác và chính thức trở thành nhà vô địch tuyệt đối tại Liên Xô. Những năm sau đó là khoảng thời gian cái tên Mikhail Botvinnik oanh tạc khắp các bảng đấu cờ vua thế giới.
Ông có một đổi thủ lớn là Smyslov – người mà ông đã thành công cầm hoà vào năm 1954, đến năm 1957, đối thủ này trở lại phế truất ông. Một năm sau – tức năm 1958, Botvinnik một lần nữa đánh bại kỳ phùng địch thủ và giành lại danh hiệu của mình.
Đến năm 1963, ông mới để mất ngôi vị Vua cờ do trận thua trước Tigran Petrosian. Tiếp tục hoạt động trong làng cờ những năm sau đó, đến năm 1970, Mikhail Botvinnik giải nghệ và hướng đến mục đích to lớn hơn chính là đào tạo lứa kỳ thủ trẻ kế thừa ở Liên Xô.
7. Alexander Alekhin (1892-1946)
Từ tay kỳ thủ cờ vua hàng đầu Liên Xô năm 16 tuổi, chỉ với 6 năm sau, Alexander Alekhin vươn lên đến ngôi vị kỳ thủ mạnh nhất thế giới.
Với mục tiêu là chiến thắng Capablanca, năm 1927, ông hoàn thành việc phế truất danh thủ này với 6 trận thắng, 3 trận thua và 25 trận hoà, ghi danh bảng thân vào danh sách vàng của các vua cờ thế giới. Bảo vệ được ngôi vị này liên tục, chỉ để thua trước Max Euwe vỏn vẹn một năm 1935, Alexander Alekhin mất vào năm 1946 – khi ông vẫn đang ở trên đỉnh cao của một kỳ thủ cờ vua.
6. Bobby Fischer (1943-2008)
Đây là cái tên khá quen thuộc với nhiều người yêu thích cờ vua với những cách gọi về ông như “kỳ thủ lập dị” hay “thiên tài kỳ quặc”. “Robert “Bobby” James Fischer bắt đầu nghiệp cờ lúc 14 tuổi, ông nhanh chóng chinh phục các giải đấu. Sau 8 lần vô địch Mỹ năm 15 tuổi, Bobby Fischer trở thành ứng viên trẻ nhất cho ngôi vô địch cờ vua.
Năm 1970, ông thắng 20 trận liên tiếp tại giải Interzonal ở lần cuối cùng giải này tổ chức thi đấu vòng tròn 1 lượt.
Năm 1972, ông thắng Boris Spassky ở trận đấu cực kỳ nổi tiếng để trở thành Vua cờ.
Năm 1975, ông không bảo vệ danh hiệu do không đồng ý với điều kiện tổ chức của FIDE.
Dù cuộc đời của “kỳ thủ lập dị” có rất nhiều tai tiếng và ồn ào xoay quanh, không thể phủ nhận Bobby Fischer ở một đẳng cấp rất khác so với những kỳ thủ cờ vua cùng thời, khiến cho tất thảy hậu bối về sau vẫn không ngừng bàn luận và gợi nhắc lại những sự kiện của vị cao thủ huyền thoại làng cờ.
5. Jose Raul Capablanca (1888-1942)
Cuban chess player who was world chess champion from 1921 to 1927
Bậc thầy không đối thủ trong làng cờ chớp – Capablanca bắt đầu sự nghiệp cờ vua khi chỉ mới 4 tuổi! Đến năm lên 13, ông hạ gục cao thủ người Cuba.
Năm 18 tuổi, ông thắng nhà vô địch Mỹ Frank Marshall 15-8. Năm 1921, ông vô địch thế giới và chấm dứt triều đại của Lasker. Trong 6 năm sau đó, ông bảo vệ thành công ngôi Vua cờ.
Năm 1922, ông có màn biểu diễn khiến người ta không khỏi kinh ngạc khi đấu cùng lúc 103 đối thủ với kết quả thắng 102 trận và hòa 1.
Đến năm 1927, ông mất ngôi Vua cờ vào tay Alexander Alekhine. Dù phong độ vẫn ổn định và tham gia thêm nhiều giải đấu, đáng tiếc rằng Capablanca vẫn không thể lấy lại ngôi vị vua cờ của mình.
4. Wilhelm Steinitz (1836-1900)
Ông được xem là người có cống hiến to lớn cho cờ Vua hiện đại. Năm 1873, ông giới thiệu lối chơi cờ mới mà ban đầu bị xem là ngu ngốc, nhu nhược và hèn nhát vì khác hẳn với lối chơi tổng tấn công thời đó – thời kỳ lãng mạn của cờ vua.
Năm 1866, Steinitz chính thức đánh bại Adolf Anderssen, người sau đó trở thành tay cờ mạnh nhất thế giới còn thi đấu – biểu tượng của phong cách chơi cờ lãng mạn.
Trong giai đoạn 1873-1882, Steinitz chỉ đấu 1 trận với Blackburne, nhưng thắng tuyệt đối 7-0. Năm 1882 ông trở lại và đến 1886, ông thắng Zukertort ở trận tranh ngôi Vô địch thế giới.
Ông thống trị làng cờ Vua thế giới trong 8 năm sau đó khi thắng lần lượt Gunsberg và Chigorin. Đến năm 1894, ông mới thua Emanuel Lasker.
3. Magnus Carlsen (1990)
Hiện tại là đương kim vô địch, Magnus Carlsen dường như không có đối thủ. Nổi danh từ năm 2004, đến năm 2009, Magnus Carlsen đạt tới hệ số Elo vượt mốc 2800. Chỉ 1 năm sau, Magnus Carlsen bước lên hạng 1 thế giới trên BXH cờ Vua của FIDE.
3 năm sau, Carlsen đánh bại Vua cờ Vishy Anand trong cuộc chiến dự kiến 12 game. Anh chỉ cần 10 game để trở thành tân nhà Vô địch thế giới.
Ngay năm sau đó, anh bảo vệ thành công ngôi Vua cờ ở trận tái đấu thắng Vishy Anand rồi vô địch thế giới cờ nhanh và cờ chớp cùng trong năm 2014
Cũng trong năm đó, vào tháng 5/2014, Carlsen đạt tới mốc Elo cao nhất lịch sử cờ Vua: 2882. Đến năm 2016, anh lại bảo vệ thành công danh hiệu, lần này là trước Siêu đại kiện tướng người Nga – Sergey Karjakin.
Điều khiến Carlsen có thể đứng thứ 3 trong các kiện tướng cờ vua huyền thoại do anh hầu như không có điểm yếu. Anh chơi cờ với chiến lược xuất sắc và bày binh bố trận lợi hại.
Anh cũng hiếm khi bỏ lỡ cơ hội nếu đối phương mắc sai lầm. Chỉ cần hơi chiếm ưu thế, anh luôn biết tận dụng để đi đến chiến thắng chung cuộc.
2. Anatoly Karpov (1951)
Là kỳ thủ quốc gia trẻ nhất Liên Xô vào năm 15 tuổi, Anatoly Karpov vô địch cờ trẻ thế giới năm 1969, rồi hạ Korchnoi và Spassky năm 1974 để thách thức ngôi Vua cờ của Bobby Fischer. Tuy nhiên, ngay khi chưa có cơ hội chạm trán với bậc danh thủ này, vì Fischer bỏ cuộc năm sau đó, Karpov nghiễm nhiên trở thành nhà Vô địch thế giới.
Karpov thống trị làng cờ các giai đoạn 1975-1985 và 1993-1999. Ông từng để mất ngôi vô địch vào tay Garry Kasparov năm 1985, sau khi bảo vệ thành công danh hiệu này 1 lần cũng trước cùng đối thủ.
Năm 1995, ông vô địch Linares – giải cờ vua mạnh được đánh giá là nhất lịch sử. Sau khi bảo vệ ngôi Vua trước Gata Kamsky năm 1996, ông mất danh hiệu năm 1999 do phản đối quy định mới của FIDE về việc tranh ngôi vô địch.
1. Garry Kasparov (sinh năm 1963)
Không bắt đầu từ sớm như các huyền thoại kể trên, cái tên Garry Kasparov thống trị cờ Vua thế giới từ năm ông 22 tuổi – tức năm 1985. Ông giữ ngôi số 1 cho đến lúc giải nghệ năm 2005.
Garry học chơi cờ năm 10 tuổi tại trường cờ Mikhail Botvinnik ở Liên Xô. Năm 1983 – 20 tuổi, ông xếp thứ 2 thế giới. Năm 1984, ông tranh ngôi Vua cờ nhưng thua Karpov sau 48 game.
Năm 1985, ông lại tranh ngôi Vua cờ và chiến thắng. Sau đó, ông bảo vệ thành công danh hiệu Vua cờ 3 lần.
Năm 1993, ông rời FIDE, vẫn giữ ngôi vô địch suốt 13 năm. Dù vậy, Kasparov có lẽ đã mất ngôi Vua cờ năm 2000 vào tay Kramnik.
Năm 2005, ông giải nghệ sau khi vô địch giải cờ Linares lần thứ 9 trong sự nghiệp. Lúc đó ông vẫn là kỳ thủ cờ vua số 1 thế giới, thống trị làng cờ tuyệt đối 20 năm.
Để tìm hiểu thêm các thông tin liên quan đến khoá học Cờ vua và phương thức giảng dạy của trung tâm, Quý phụ huynh hãy liên hệ:
Website: http://covuasaigon.edu.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/CovuaSaiGon/
Kênh Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCirIOeSdycEqzJR30JoOvyA
Hotline: 0845700135